Giới thiệu Siêu thị

Địa chỉ Tin cậy: 202 Điện Biên Phủ, TP Hải Dương, Hải Dương, Vietnam
Chuyên bán lẻ các loại các loại: 1. Thực phẩm: Rượu, bia, đường, sữa, bánh kẹo, các loại đồ ăn uống... 2. Hóa mỹ phẩm: Xà phòng, dầu xả, dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, khăn mặt... 3. Mỹ phẩm Cao cấp: Nước hoa, chăm sóc tóc, chăm sóc da, chăm sóc mắt, môi...

7/8/11

TRẺ BIẾNG ĂN: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH?


Hãy tạo cho trẻ hứng thú khi ăn.
"Con tôi biếng ăn lắm, tôi bế cháu dỗ dành đi chơi khắp xóm cháu mới ăn hết 1 bữa!"

Hàng ngày, bạn thấy bực mình, lo lắng vì con mình không chịu ăn dù có dỗ dành hay la mắng? Hãy bình tĩnh. Đừng trừng mắt lên với trẻ vì chính bạn đã làm trẻ chán ngán với những bữa ăn tù túng, căng thẳng và đơn điệu.
Có khoảng 5% số trẻ em lười bú ngay khi vừa sinh ra. Ở lứa tuổi 2-3, tỷ lệ biếng ăn lên đến 30-40%. Các cháu không có lỗi gì trong việc này vì nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các bậc cha mẹ.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây chán ăn là bữa cơm không được thoải mái và thú vị. Bữa ăn nhiều khi trở thành “cuộc chiến”, trẻ bị ép ngồi gò bó, bị la, bị nhồi nhét dù không thấy đói... Bé còn cảm nhận thấy một không khí căng thẳng giữa những người thân khi bé ăn thừa vài muỗng bột, vài chục ml sữa. Có cháu rất cảnh giác vì cha mẹ hay cho thuốc vào thức ăn. Tất cả điều đó dẫn đến tình trạng trẻ dần dần sợ bữa ăn.
Trong bữa ăn, hãy để trẻ khám phá thế giới qua các giác quan của mình như vị giác, xúc giác (được cầm, bốc, xúc thức ăn), thị giác (với các ly chén dĩa ngộ nghĩnh, màu sắc của thức ăn)... trong một không khí thoải mái có ánh mắt, nụ cười của người thân.

Cách chế biến chưa phù hợp cũng khiến trẻ không mặn mà với chuyện ăn uống. Nhiều phụ huynh cứ lặp lại mãi công thức khoai tây - cà rốt - củ dền - đậu Hà Lan hầm xương, cộng với thịt xay nhuyễn, làm cho trẻ mỗi khi thấy mùi vị của một trong những thành phần đó là... bỏ chạy. Có người chỉ cho ăn nước thịt, nước rau, không cho ăn xác khiến trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến biếng ăn. Lại có trẻ mới 10-12 tháng đã được cho ăn cơm như người lớn (trong khi trẻ phải hơn 2-3 tuổi mới nhai tốt) nên không ăn được nhiều.

Biếng ăn cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Trẻ trong 2 năm đầu trung bình cứ 4 ngày khỏe lại có một ngày bệnh lặt vặt, ăn kém. Biểu hiện biếng ăn có thể xuất hiện trong giai đoạn sắp bị bệnh và diễn ra cho đến lúc khỏi, nhất là với các chứng tiêu chảy, viêm đường hô hấp, sốt nhiễm trùng, cảm cúm, lao sơ nhiễm, nhiễm sán lãi... Trong thời gian bị bệnh, cần chú ý cho trẻ ăn lỏng, ăn nhiều lần những món mà trẻ thích nhất. Khi khỏi, trẻ cần được ăn bù để lấy lại sức, tránh rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng.

Việc thiếu các chất lysin, protein, kẽm, kali, magie... (thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng) cũng gây biếng ăn.
Ngay cả khi khỏe mạnh, trẻ cũng có những giai đoạn ăn ít hẳn đi trong vài ngày đến vài tuần mà vẫn vui chơi bình thường. Đó là các giai đoạn trẻ mải "học" quên ăn. Các thời điểm đó thường trùng với lúc trẻ học các kỹ năng mới: ngồi, đứng, đi, nói... Sau đó, trẻ sẽ ăn uống lại bình thường. Điều cốt yếu là cha mẹ đừng ép bé ăn quá mức dẫn đến biếng ăn tâm lý.

10 cách để phòng ngừa và khắc phục chứng biếng ăn của trẻ

 1. Tập cho bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau từ giai đoạn ăn dặm (lúc 5-7 tháng tuổi). Lúc này, vị giác chưa phát triển nên trẻ dễ dàng tiếp nhận các loại thức ăn có mùi vị khác nhau, tạo thành thói quen ăn uống đa dạng khi lớn.

2. Không bao giờ cho thuốc vào thức ăn như sữa, nước trái cây, chuối… làm trẻ sợ và luôn cảnh giác với thức ăn.

3. Không cần thiết canh quá kỹ từng bữa ăn, từng muỗng bột, vài chục ml sữa… Có lúc trẻ ăn ít một chút rồi sau đó sẽ ăn bù.

4. Làm cho bé thích thú với thức ăn bằng câu chuyện ngộ nghĩnh về thực phẩm, màu sắc xanh đỏ của rau, cà rốt… Thức ăn có mùi vị hấp dẫn và được thay đổi sẽ giúp bé ham ăn hơn.

5. Bạn đừng quá cứng nhắc đặt bé vào ghế ăn, khăn yếm quá chỉnh tề. Hãy cho bé ngồi thoải mái nơi ưa thích. Để bé được tự xúc cùng mẹ dù còn vụng về, đổ tháo. Nhiều khi bé thích bốc, nhón thức ăn... vì như vậy thú vị hơn ngồi há miệng để mẹ đút. Chén đĩa, ly tách, muỗng... có hình thù ngộ nghĩnh sẽ làm cho bữa ăn của bé thật sự trở thành một cuộc vui. Bạn hãy nhớ, ở tuổi này bé không chỉ ăn mà còn bận rộn khám phá cả thế giới.

6. Lớn lên một chút, bé thích được hỏi mình muốn ăn gì. Bé có thể tham gia đi lựa mua thức ăn cùng mẹ và “phụ” nhặt rau, rửa cà… Chắc chắn các món có sự tham gia của bé sẽ làm bé cảm thấy ngon hơn.

7. Đừng dùng thức ăn vào các mục đích khác như trừng phạt hay khen thưởng, lâu ngày sẽ dẫn đến các rối loạn hành vi ăn uống. Trẻ dễ có khuynh hướng dùng việc ăn uống để phản đối hay gây sức ép lại cha mẹ khi chúng gặp khó khăn.

8. Không cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn chính trong vòng 1,5 đến 2 giờ, làm bé “ngang dạ” khi vào bữa ăn.

9. Có những giai đoạn bé ham thích và ăn liên tục một loại thức ăn nào đó như trứng hay cả nải chuối mỗi ngày. Hãy để bé ăn thỏa thích, bé sẽ trở lại ăn uống bình thường sau vài ngày hoặc vài tuần.

10. Có những giai đoạn biếng ăn sinh lý, thường trùng với lúc trẻ học thêm các kỹ năng mới.Đừng ép uổng quá đáng làm bé biếng ăn thực sự. Các thời điểm biếng ăn sinh lý thường gặp lúc trẻ 7-9 tháng; 2-3 tuổi; 5-6 tuổi.

Hướng dẫn cách sử dụng sữa chua

Ngày nay, rất nhiều người dân thích ăn sữa chua. Tuy nhiên, bạn có biết chính xác sữa chua là sản phẩm gì và cách sử dụng sữa chua như thế nào cho hiệu quả?
Ở bài viết này, chúng tôi hướng dẫn các bạn cách sử dụng sữa chua đúng để đạt được hiệu quả cao nhất, xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra để mua sữa chua.



Sữa chua và các sản phẩm lên men khác có tác dụng hỗ trợ tích cực cho sức khỏe con người thông qua quá trình lên men đường lactose, làm tăng bifidobateria, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng, quá trình này có thể trở thành công cốc!


Sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men sữa động vật bởi một số loại vi khuẩn như: stretococcus lactic, lactobacillus caucasicus, streptococcus cremoris, nấm men... giúp chuyển đường đa thành đường đơn, giảm độ pH của sữa kéo theo sự đông tụ canxi trong sữa, chuyển hoá một phần casein (đạm trong sữa) thành peptone, acidamin và sản sinh ra chất tạo hương.


Sữa chua có những thành phần gì?
Nói chung, giá trị dinh dưỡng của sữa chua không kém các loại sữa uống hàng ngày. Cứ 100g sữa chua đem đến khoảng 100kcal, 3g chất đạm, 125mg canxi, rất nhiều vitamin (đặc biệt vitamin B5, vitamin B12) và nhiều khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể. Mặt khác, quá trình lên men mang đến cho sữa chua một số vi khuẩn tạo ra enzym proteaza, có lợi đường ruột, giúp hệ tiêu hoá làm việc tốt... Khuẩn lactic trong sữa chua còn giúp kích thích gia tăng số lợi khuẩn trong đường ruột và khử hoạt tính một số hoá chất gây hại, kích thích tiêu hoá, tạo cảm giác ngon miệng và tăng hiệu quả hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm.

Vì vậy, có thể xem sữa chua là một vắcxin tự nhiên để ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của một số bệnh dạ dày, đường ruột phổ biến như: khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày,... Với một số người sợ uống sữa (do cơ thể thiếu men lactose nên không chuyển hoá được đường lactoza trong sữa, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá) thì sữa chua ăn có thể giúp họ ngon miệng vì hầu như không gây khó chịu cho hệ tiêu hoá.

Bên cạnh công dụng tốt cho tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng, sữa chua ăn còn được xem là lựa chọn lý tưởng cho những ai quan tâm đến giữ dáng, giảm cân. Với hàm lượng carbohydrate, protein ở mức vừa phải, lại được phân giải thích hợp, sữa chua vừa có tác dụng giảm đói vừa giúp duy trì lượng đường huyết ổn định. Ngoài ra, axit lactic trong sữa chua còn hỗ trợ ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại cho da. Đây được xem như chiếc "mặt nạ tự nhiên" giúp da mịn màng, tươi trẻ.

Lợi, hại của sữa chua còn tuỳ cách ăn
 
Với những công dụng nói trên, sữa chua rõ ràng rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên có tận dụng hết được những lợi điểm dinh dưỡng đó hay không còn tuỳ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng của mỗi người. 
Cách sử dụng sữa chua:  

Nên sử dụng sữa chua theo những chỉ dẫn sau đây:
- Không nên ăn sữa chua lúc đói: độ pH thích hợp để men lactic trong sữa chua sinh trưởng và phát triển tốt là từ 4 – 5 trở lên. Khi đói, dịch vị trong dạ dày có độ pH từ 2 trở xuống sẽ làm men lactic trong sữa chua dễ bị huỷ hoại. Tốt nhất chỉ nên sử dụng sữa chua trong vòng 1 – 2 giờ sau bữa ăn.
- Không đợi đun nóng lên rồi mới ăn: vì như vậy cũng làm mất đi tác dụng hữu ích và hương vị ngon lành của sữa chua.
- Không ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc: các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt nếu làm như vậy. Tốt nhất sau khi uống thuốc từ 2 – 3 giờ mới nên ăn sữa chua.
   Ngoài ra, cũng phải đặc biệt lưu ý đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi chọn mua sữa chua, cũng như quá trình bảo quản khi trữ trong nhà.
Theo TS.BS Hoàng Kim Thanh

Tổng số lượt xem trang